Các nhà khoa học Mỹ vừa công bố thử nghiệm thành công tử cung nhân tạo có môi trường nuôi dưỡng lý tưởng giúp giảm thiểu nguy cơ tử vong ở các ca sinh non.
- Phương pháp sống khỏe mỗi ngày và những kinh nghiệm sống có ích nhất.
- Phương châm sống khỏe đẹp và bí quyết sống vui khỏe có ích nhất hiện nay.
- Những bí quyết sống vui sống khỏe và cách để cuộc sống ngày càng có ích hơn.
Trong nghiên cứu mới đăng trên tạp chí Nature Communications, các nhà khoa học đã thực hiện thí nghiệm với 6 bào thai cừu có tuổi thai tương ứng 23 đến 24 tuần.
Bào thai cừu 107 ngày tuổi (ngày thứ 4 được nuôi bên trong một tử cung nhân tạo) (ảnh trái) và cũng bào thai ấy ở ngày thứ 28 phát triển ở bên trong tử cung nhân tạo đó (ảnh phải) tại phòng thí nghiệm ở Philadelphia, Pennsylvania, Mỹ ngày 25/4.
Chúng được nuôi dưỡng trong tử cung nhân tạo được thiết kế để duy trì môi trường sinh trưởng tự nhiên cho cừu non giống hệt như trong bụng mẹ. Dây rốn của cừu được nối với một hệ thống thiết bị hỗ trợ bên ngoài thông qua các ống nhỏ.
Hệ thống này có nhiệm vụ lọc khí CO2 và đẩy khí O2 vào trong máu truyền qua dây rốn vào cho cừu sinh non. Các cá thể cừu được nuôi dưỡng thêm tối đa 28 ngày.
Kết quả chỉ ra các cá thể cừu sinh non vẫn tiếp tục giữ nhịp thở như bình thường và có các cử động như nuốt, mở mắt, lông tiếp tục phát triển, linh hoạt hơn và duy trì quy trình sinh trưởng và phát triển của hệ thần kinh cũng như nội tạng.
Các cá thể cừu sau đó được đưa ra khỏi tử cung giả, nuôi dưỡng và trải qua các bài kiểm tra chức năng não bộ, phổi và các nội tạng khác. Hầu hết đều phát triển bình thường, có cá thể đã được đưa về nuôi dưỡng ở trang trại.
Ngoài hiệu quả giảm nguy cơ tử vong, đột phá mới còn có hệ thống phổi và tim siêu nhỏ với trọng lượng chưa đến 500g đề phòng các trường hợp trục trặc kỹ thuật ở các bộ phận hỗ trợ như ống nội khí quản, thông hơi và bơm nhân tạo. Đáng chú ý, toàn bộ quy trình chăm sóc sức khỏe này hoạt động đều dựa theo nhịp tim đập của cừu đã tạo ra điểm ưu việt của hệ thống là giúp tránh được nguy cơ tim ngừng đập do mất cân bằng dòng máu trong quá trình bơm máu nuôi.
Bào thai cừu 107 ngày tuổi (ngày thứ 4 được nuôi bên trong một tử cung nhân tạo) (ảnh trái) và cũng bào thai ấy ở ngày thứ 28 phát triển ở bên trong tử cung nhân tạo đó (ảnh phải) tại phòng thí nghiệm ở Philadelphia, Pennsylvania, Mỹ ngày 25/4.
Chúng được nuôi dưỡng trong tử cung nhân tạo được thiết kế để duy trì môi trường sinh trưởng tự nhiên cho cừu non giống hệt như trong bụng mẹ. Dây rốn của cừu được nối với một hệ thống thiết bị hỗ trợ bên ngoài thông qua các ống nhỏ.
Hệ thống này có nhiệm vụ lọc khí CO2 và đẩy khí O2 vào trong máu truyền qua dây rốn vào cho cừu sinh non. Các cá thể cừu được nuôi dưỡng thêm tối đa 28 ngày.
Kết quả chỉ ra các cá thể cừu sinh non vẫn tiếp tục giữ nhịp thở như bình thường và có các cử động như nuốt, mở mắt, lông tiếp tục phát triển, linh hoạt hơn và duy trì quy trình sinh trưởng và phát triển của hệ thần kinh cũng như nội tạng.
Các cá thể cừu sau đó được đưa ra khỏi tử cung giả, nuôi dưỡng và trải qua các bài kiểm tra chức năng não bộ, phổi và các nội tạng khác. Hầu hết đều phát triển bình thường, có cá thể đã được đưa về nuôi dưỡng ở trang trại.
Ngoài hiệu quả giảm nguy cơ tử vong, đột phá mới còn có hệ thống phổi và tim siêu nhỏ với trọng lượng chưa đến 500g đề phòng các trường hợp trục trặc kỹ thuật ở các bộ phận hỗ trợ như ống nội khí quản, thông hơi và bơm nhân tạo. Đáng chú ý, toàn bộ quy trình chăm sóc sức khỏe này hoạt động đều dựa theo nhịp tim đập của cừu đã tạo ra điểm ưu việt của hệ thống là giúp tránh được nguy cơ tim ngừng đập do mất cân bằng dòng máu trong quá trình bơm máu nuôi.
Ca sinh non 26 tuần tuổi được nuôi trong ống nghiệm ở bệnh viện Nhi Philadelphia, Pennsylvania, Mỹ. Mỗi năm tại Mỹ có khoảng 30.000 trẻ sinh non 26 tuần tuổi.
Các nhà nghiên cứu đang xin giấy phép từ Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ để có thể tiến hành các thử nghiệm ở người. Chuyên gia phẫu thuật thai đến từ Viện Nhi Philadelphia, đồng thời cũng là tác giả chính của nghiên cứu Alan Flake tỏ ra lạc quan với khả năng thử nghiệm thành công thiết bị mới trên người...
Các nhà nghiên cứu đang xin giấy phép từ Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ để có thể tiến hành các thử nghiệm ở người. Chuyên gia phẫu thuật thai đến từ Viện Nhi Philadelphia, đồng thời cũng là tác giả chính của nghiên cứu Alan Flake tỏ ra lạc quan với khả năng thử nghiệm thành công thiết bị mới trên người...
0 nhận xét:
Đăng nhận xét